024 6680 6799

Logo


Hỗ trợ - tư vấn - đào tạo và chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 - Bộ tiêu chuẩn quốc tế được duy trì bởi tổ chức ISO, có mục tiêu trợ giúp các tổ chức xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. Trong đó, ISO 9001 được xem là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

Tên đầy đủ của Tiêu chuẩn:ISO 9001-2015 -Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu.

ISO 9001 là một Tiêu chuẩn đưa ra các nguyên tắc, nguyên lý và yêu cầu để thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hay loạI hình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.

ISO 9001 do Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành từ năm 1987 và đã trải qua 4 lần soát xét và hoàn thiện từ Phiên bản ISO 9000 năm 1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008; và ISO 9001:2015.

ISO – là tên viết tắt của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (http://iso.org/), Ủy ban ISO là một Tổ chức phi Chính Phủ có nhiệm vụ xây dựng các Tiêu chuẩn áp dụng chung cho tất cả các nước  thành viên với mục tiêu tạo sự tương đồng về hệ thống Tiêu chuẩn trên toàn thế giới.

 

Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001

ISO 9001 được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thiết lập và vận hành hệ thống quản lý chất lượng của các chuyên gia và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất trên toàn thế giới.

ISO 9001 tập trung vào thiết lập một hệ thống quản lý để đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tiến tới nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

 

4M-1I-1E là gì?

Một Hệ thống quản lý chất lượng có thể được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề. Tuy nhiên theo chuyên gia của TQC mọi hệ thống thông thường cần tập trung vào việc thiết lập các yêu cầu và quản lý sự tương tác giữa các yếu tố là 4M-1I-1E, cụ thể:

  • Material – Nguyên vật liệu;

  • Man – Con người;

  • Machine – Máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh

  • Method – Công nghệ hoặc quy trình sản xuất;

  • Enviromental – Môi trường cho vận hành sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;

  • Information – Trao đổi và tiếp nhận các thông tin nội bộ cũng như bên ngoài

 

Bản chất của ISO 9001

Quy định rõ Việc -  rõ Người  -  rõ Cách làm

  • Tổ chức cần chuẩn hóa các hoạt động của các công đoạn thành các quy trình/hướng dẫn vận hành để đảm bảo mọi vị trí trong tổ chức nắm bắt được công việc mình cần triển khai, thực hiện – Đây là rõ việc

  • Lãnh đạo của tổ chức cần quyết định lựa chọn, chỉ định một số nhân sự chủ chốt của các bộ phận để tạo thành nhóm nhân sự để triển khai xây dựng và áp dụng ISO, những nhân sự này cần nắm rõ được công việc, trách nhiệm, quyền hạn của từng người trong bộ phân mình để xây dựng được quy trình/hướng dẫn cụ thể, phù hợp nhất với từng vị trí công việc – Đây là rõ người

  • Các quy trình/hướng dẫn vận hành cần đảm bảo cụ thể, chính xác và được chia thành các bước thực hiện dễ dàng triển khai, thực hiện cho từng vị trí trong tổ chức – Đây là rõ cách làm

Các Quy trình/Hướng dẫn chuẩn đã được thiết lập thì phải được tuân thủ thực hiện

Nhờ đó doanh nghiệp/tổ chức kiểm soát được quá trình sản xuất và đảm bảo được chất lượng sản phẩm/dịch vụ ổn định, tiến tới nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

Nội dung ISO 9001

Do khối lượng nội dung tiêu chuẩn lớn, trong bài viết này,chúng tôi không thể nêu chi tiết các nội dung mà chỉ nêu ra các nội dung chính. Nội dung tiêu chuẩn ISO 9001 đã được dịch ra tiếng Việt và các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm đọc, tải về để nghiên cứu một cách dễ dàng và hoàn toàn miễn phí.

Bộ Khung chính trong Tiêu chuẩn ISO 9001 là theo nguyên lý cải tiến liên tục PDCA tức là Plan – Do – Check – Action (Lập kế hoạch – Thực hiện theo kế hoạch – Kiểm tra việc thực hiện có đúng theo hoạch định – Hành động đánh giá, cải tiến:

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 phiên bản mới nhất có đưa ra các yêu cầu về xác định bối cảnh nội bộ, bối cảnh bên ngoài, phân tích các rủi ro/nguy cơ và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro/nguy cơ vào việc hoạch định hệ thống quản lý chất lượng. Cũng như các doanh nghiệp, TQC cũng áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng vào chính các hoạt động của mình. Các chuyên gia của chúng tôi khi đánh giá không chỉ dựa vào kiến thức mà còn dựa vào kinh nghiệm của bản thân, của chính tổ chức để đưa ra được các giải pháp khách quan nhất, tạo thêm giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp khách hàng của mình.

 

  1. Phạm vi

  2. Tài liệu tham khảo

  3. Thuật ngữ và định nghĩa

  4. Bối cảnh của tổ chức

    1. Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh của tổ chức

    2. Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

    3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng

    4. Hệ thống quản lý chất lượng và các quy trình của nó

  5. Lãnh đạo

  6. Lãnh đạo và lời cam kết

    1. Chung

    2. Tập trung vào khách hàng

  7. Chính sách

  8. Xây dựng chính sách chất lượng

  9. Truyền đạt chính sách chất lượng

  10. 5.3. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức

  11. Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

  12. Mục tiêu chất lượng và hoạch định đạt mục tiêu

  13. Hoạch định sự thay đổi

  14. Tài nguyên

    1. Chung

    2. Con người

    3. Cơ sở hạ tầng

    4. Môi trường cho hoạt động của quy trình

    5. Giám sát và đo lường tài nguyên

    6. Kiến thức về tổ chức

  15. Năng lực

  16. Nhận thức

  17. Giao tiếp

  18. Thông tin tài liệu

  19. Chung

  20. Tạo và cập nhật

  21. Kiểm soát thông tin dạng văn bản

  22. Lập kế hoạch hoạt động và kiểm soát

  23. Yêu cầu đối với sản phẩm dịch vụ

    1. Giao tiếp khách hàng

    2. Xác định các yêu cầu liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ

    3. Đánh giá các yêu cầu liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ

    4. Thay đổi các yêu cầu liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ

  24. Thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ

  25. Chung

  26. Lập kế hoạch thiết kế và phát triển

  27. Đầu vào kế hoạch thiết kế và phát triển

  28. Kiểm soát kế hoạch thiết kế và phát triển

  29. Đầu ra kế hoạch thiết kế và phát triển

  30. Thay đổi thiết kế và phát triển

  31. Chung

  32. Loại và mức độ kiểm soát

  33. Thông tin cho các nhà cung cấp bên ngoài

  34. Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ

  35. Nhận dạng và xác định nguồn gốc

  36. Tài sản thuộc về khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài

  37. Dự phòng

  38. Hoạt động giao hàng qua bưu điện

  39. Kiểm soát các thay đổi

  40. Kiểm soát sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài

  41. Sản xuất và cung cấp dịch vụ

  42. Phát hành sản phẩm và dịch vụ

  43. Kiểm soát đầu ra không phù hợp

  44. Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá

    1. Chung

    2. Sự hài lòng của khách hàng

    3. Phân tích và đánh giá

  45. Kiểm toán nội bộ

  46. Xem lại việc quản lý

  47. Chung

  48. Đầu vào xem xét quản lý

  49. Kết quả đánh giá quản lý

  50. Chung

  51. Sự không phù hợp và hành động khắc phục

  52. Cải tiến liên tục
  53. Lập kế hoạch

  54. Hỗ trợ

  55. Hoạt động

  56. Đánh giá hiệu suất

  57. Cải tiến

 

Lợi ích của ISO 9001:2015

 

1. Tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ - tăng khả năng trúng thầu

Việc đạt được Chứng chỉ phù hợp Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO cũng là cơ hội để quý khách hàng có thể nhận được các gói đấu thầu vào các công trình/doanh nghiệp lớn, vì hiện nay ngoài quy định của nhiều gói đấu thầu nhà nước, thì rất nhiều Tổng công ty hoặc Doanh nghiệp yêu cầu đối tác của mình phải đạt được chứng chỉ ISO thì mới đồng ý mua, tiếp nhận sản phẩm hoặc dịch vụ.

2. Tạo niềm tin với khách hàng và đối tác

Về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 9001:2015 nghĩa là đã thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đó như một lời cam kết chất lượng đối với khách hàng và đối tác. Từ đó xây dựng niềm tin, tạo dựng thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm mà mình mang lại.

3. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ được đảm bảo

Do được quản lý một cách khoa học và chặt chẽ bởi các chuẩn mực, yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng quốc tế được chứng nhận tại đơn vị uy tín  giúp kiểm soát tốt đầu vào, ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

4. Tạo môi trường làm việc tốt, hiệu quả

Khi áp dụng ISO 9001:2015, các quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc được chuẩn hóa → các cán bộ quản lý và nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp sẽ hiểu rõ công việc của mình phải làm gì? hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình  → dẫn đến ổn định được quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ và tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng ổn định, giảm sai lỗi, phế phẩm và hỏng hóc.

5. Quản lý được rủi ro

Khi áp dụng ISO 9001:2015, vấn đề nhận thức và các rủi ro và cơ hội đối với từng doanh nghiệp sẽ được nâng cao và thành một yêu cầu bắt buộc tuân thủ. Do đó tăng cường khả năng nhận thức được với các rủi ro, ứng phó kịp thời với các rủi ro, sự cố trong từng doanh nghiệp.

QUÝ DOANH NGHIỆP QUAN TÂM TỚI DỊCH VỤ VUI LÒNG LIỆN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ:

VĂN PHÒNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP - VIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SỨC KHỎE - BSO
Địa chỉ: Số 8 đường Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024 6680 6799.        - Email: bsohetec@gmail.com
Tin cùng loại

HỖ TRỢ CÔNG BỐ SẢN PHẨM HỢP QUY

Hỗ trợ công bố hợp quy là một vấn đề cực kỳ phiền toái của các doanh nghiệp, là thủ tục bắt buộc trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Vậy nên ở bài viết nay Văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp(BSO) xin chia sẻ những thông tin quan trọng về công bố hợp quy sản phẩm để các doanh nghiệp hạn chế mọi khó khăn, phiền toái.

Hỗ trợ - tư vấn - đào tạo và chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001

An toàn Lao động là vấn đề mà cả người lao động và người sử dụng Lao Động đều đặc biệt quan tâm, do vậy mà hệ thống tiêu chuẩn ISO 45001 ra đời để đảm bảo doanh nghiệp xây dựng và quản lý theo đúng tiêu chuẩn an toàn loa động và sức khỏe nghề nghiệp. Tìm hiểu thêm những lợi ích Doanh nghiệp khi thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 45001 trong bài viết dưới đây nhé.

Hỗ trợ - tư vấn - đào tạo và chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận kết hợp cách tiếp cận ISO9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn.


Facebook


BẢN ĐỒ


LIÊN HỆ